1. Kiểm tra mặt bằng: Cốt nền đảm bảo độ dốc 2-3% để nền không bị đọng nước. Đảm bảo mặt bằng thi công khô ráo trong quá trình thi công.
Lưu ý: vấn đề vệ sinh gầm sàn cho công trình sau này, những địa điểm đặt chậu cây, tượng… phải đi xương dày hơn và đảm bảo chịu lực
2. Lắp đặt xương: Dùng khoan bê tông bắt vít nở xuống nền bê tông sâu 40-50mm. Rồi hàn kết nối bọ nở với thanh xương. Khoảng cách giữa các bọ nở sắt từ 500-600mm. Và bắt so le vào thanh xương. Đánh thăng bằng mặt bằng xương đảm bảo các thanh xương đồng phẳng. Chiều dọc của thanh xương xuôi (song song) theo chiều thoát nước
Lưu ý:
- Mặt trên của khung xương cao hơn cốt nền ít nhất 50mm
- Khoảng cách giữa các nan xương từ 300-400mm. ”
- Có thể dùng xương inox hộp hoặc sắt hộp mạ kẽm
- Bọ nở bê tông bằng sắt mạ kẽm M8/M10 dài 80-100mm
3. Liên kết sàn gỗ – khung xương: Đặt các thanh sàn vuông góc với thanh xương, liên kết các thanh sàn với nhau và với khung xương bằng ke (ke nhựa hoặc ke inox) và vít inox
Lưu ý:
- Thanh đầu và thanh cuối của sàn gỗ cách tường ít nhất 10mm, 2 thanh liền nhau đảm bảo khoảng cách 6mm
- Đảm bảo tất cả các khe mộng âm của sàn đều được với xương bằng ke (ke inox hoặc ke nhựa) và vít tại tất cả các điểm giao nhau giữa thanh sàn gỗ và xương phía dưới.
- Có thể thi công dùng chốt gỗ để tránh lộ vít hoặc bắn xuyên vít inox qua bề mặt thanh sàn liên kết với xương sau đó bịt lỗ vít bằng chốt gỗ và keo dán gỗ ngoài trời.
- Các vị trí ghép góc, chịu lực cao phải gia cố tăng cường thêm xương nền và chốt inox.
- Tất cả các điểm nối dài, điểm đầu và cuối giữa các thanh phải đảm bảo nằm trên chính giữa thanh xương
- Lau dầu, sơn bổ sung cho các vị trí thanh sàn bị trầy xước do cắt, chà, mài trong khi thi công.
4. Nghiệm thu
Kiểm tra lại các điểm bắt chốt, khoảng cách khe hở, vị trí đầu… trước khi nghiệm thu và bàn giao